So sánh sản phẩm

Hotline:0913367270 Email:bvhanvet@gmail.com

Fanpage
Liên hệ

10 dấu hiệu phải dẫn chó tới gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt

Ngày đăng : 11:22:47 21-08-2021
Lượt xem : 1032
1. Chó mèo bị thương:
Nếu cún của bạn phải chịu đựng các dạng chấn thương như té ngã, bị xe đụng hay "chọi" nhau với cún khác thì cần có sự quan tâm thú y ngay sau đó. Kể cả khi cún của bạn có vẻ ổn như không có gì xảy ra thì việc kiểm tra vẫn là một điều cần thiết bởi vì các vết thương sau một vụ chấn thương như thoát vị phổi, vỡ cơ hoành hay xuất huyết nội không thể hiện triệu chứng ra ngay tức thì. Các vết thương như vết rách và vết cắn có khi nghiêm trọng hơn những gì mắt thường ta thấy và gây biến chứng như nhiễm trùng là hậu quả do việc trì hoãn sự chăm sóc thú y. Thỉnh thoảng các vụ việc chấn thương không được các chủ nuôi chứng kiến, nếu bạn phát hiện cún của bạn đi khập khiễng, có vẻ đau đớn hay hành động có gì bất thường thì tốt nhất nên đem cún đi kiểm tra ngay.

2. Khó thở:
Thuật ngữ y học Dyspnea – chứng khó thở có biểu hiện như là thở khò khè, ngạt thở, thở yếu và kêu khèn khẹt (raspy breathing) hay ngừng hô hấp. Việc này có thể có vật thể lạ trong cổ họng, phản ứng do bị dị ứng, bệnh tim hoặc bệnh phổi. Nếu thật sự có vật thể lạ tồn tại thì điều quan trọng là không nên thử và tự mình gắp ra – việc này có thể làm dị vật cắm sâu hơn, hoàn toàn cản trở đường thở. Các vấn đề về hô hấp cho biết sức khỏe của cún trưởng thành đang có vấn đề cho nên không thể chờ mà phải hành động ngay lập tức.
 
3. Trạng thái thần kinh:
Các vấn đề thần kinh biểu hiện ở cún như mất phương hướng, không nghe lời, quá thờ ơ, không phản ứng nhanh nhạy và hôn mê. Một chú cún khỏe mạnh sẽ lanh lợi, nhanh nhẹn và dễ sai bảo; bất kì sự thay đổi nào ở cấp độ tâm thần của cún đều cần có sự chăm sóc thú y ngay lập tức. Tình trạng thờ ơ và vật vờ có thể liên quan tới bất kỳ chứng bệnh nghiêm trọng cho nên không được bỏ qua. Đôi khi rối loạn thần kinh không ảnh hưởng đến tâm lý (ví dụ như mất khả năng hoạt động của các chi sau bởi thoát vị đĩa đệm ở các đốt xương). Một lần nữa đây là những rối loạn nghiêm trọng cần phải có sự quan tâm thú y nhanh chóng để đạt được kết quả thuận lợi nhất.
 
4. Động kinh:
Động kinh cũng được coi là một chứng bệnh hệ thần kinh nhưng khá phổ biến ở cún, đáng được xếp vào một loại riêng. Bất kì cún nào chưa trải qua chứng tai biến não trước đó cần phải để ý chặt chẽ hơn. Các dấu hiệu đi kèm với cơn tai biến bao gồm sự không kiểm soát cơn co giật và run rẩy, mất ý thức, các chân quơ quào và có thể mất kiểm soát việc tiểu tiện. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh động kinh ở cún là tai biến não.
Nếu cún của bạn lên cơn co giật trong vòng 24 giờ hoặc nếu cơn co giật kéo dài hơn một vài phút thì cún bị động kinh cần phải có sự chăm sóc thú y ngay lập tức. . Trao đổi với bác sĩ thú y của bạn về cách làm thế nào để kiểm soát bệnh động kinh và cần chú ý những gì. Các nguyên nhân khác của cơn động kinh bao gồm hạ đường huyết ở cún con, u nội tiết ở cún lớn tuổi hơn và độc tính ở cún ở bất kì độ tuổi nào.
 
5. Nghi ngờ hoặc nhận thấy cún đã tiếp xúc với chất độc hại:
Bạn tìm thấy một miếng mồi chuột đã nhai nát hay bạn chú ý thấy túi phân bón ở vườn đã bị xé toạc ra, nếu bạn nghi ngờ cún của bạn đã dính phải chất độc thì nên gọi ngay cho bác sĩ thú y để được tư vấn ngay những biện pháp. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên để kích thích sự nôn mửa, hoặc chỉ đơn giản là theo dõi tại nhà nếu chất đã tiêu hóa đó là vô hại. Phải luôn có một chai nước sát trùng tại nhà phòng trường hợp bạn phải dùng tới để kích thích sự nôn mửa. 
 
6. Nôn mửa và tiêu chảy:
Nôn mửa và tiêu chảy là các vấn đề khá phổ biến ở cún và khi ấy chúng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đa số các trường hợp chỉ đơn giản như là thấy khó chịu ở dạ dày buộc phải “giải quyết” trong vòng 24 giờ. Nếu cún của bạn một mặt tỏ ra khỏe mạnh nhưng lại không ăn uống gì từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ và hãy chắc rằng trước đó cún của bạn đã nạp đủ lượng nước nhờ vậy cún không bị mất nước. Nếu cún có thêm các dấu hiệu lâm sàng như suy nhược, yếu ớt hay có vẻ chịu đựng sự đau đớn thì lúc này cần có sự chăm sóc thú y. Ngoài ra nếu nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ hoặc bạn nhận thấy có máu ở bãi nôn hay chất thải thì ngay lập tức đi gặp bác sĩ thú y. Nếu cún mắc một bệnh mãn tính như tiểu đường và bắt đầu nôn thì không cần phải đợi 24 giờ mà đi tìm sự chăm sóc thú y càng sớm càng tốt.
 
7. Phình bụng hoặc đau bụng:
Nếu bạn nhận thấy bụng của cún bị phình to và có vẻ đau hay cảm thấy không thoải mái thì đó là một vấn đề y tế nghiêm trọng cần phải có sự chăm sóc thú y ngay tức khắc. Đầy bụng có thể có triệu chứng nấc cục, buồn nôn, suy nhược, suy sụp và khó thở. Đầy bụng có thể là do có khí bị kẹt lại ở dạ dày và dạ dày bị xoắn lại. Tình trạng này được gọi là bệnh xoắn dạ dày chướng hơi hoặc thường được hiểu là “sưng phồng” – hay xảy ra ở giống chó lớn. Điều này đe dọa tính mạng nếu không được điều trị và càng sớm đi gặp bác sĩ thú y thì cún của bạn sẽ có kết quả tích cực hơn. Các nguyên do khác của chứng đầy bụng có thể là sự tràn dịch (cổ trướng) xuất phát từ bệnh tim và hemoabdomen do xuất huyết nội như lá lách bị vỡ.
 
8. Các vấn đề thị giác:
Các vấn đề về mắt ở cún có xu hướng trở nên tồi tệ nhanh hơn so với các chỗ khác. Những vấn đề này có thể biến chứng nhanh chóng làm hỏng mắt và mù nếu không được điều trị đặc biệt là bệnh tăng nhãn áp. Những dấu hiệu của bệnh về mắt bao gồm đỏ mắt, chảy nước, sưng rách quá nhiều, nheo mắt và liên tục dụi mắt. Thậm chí nếu nó chỉ là một bộ phận trong mắt hoặc trầy xước bề mặt giác mạc, sự điều trị kịp thờ có thể ngăn chặn một vấn đề nhỏ trước khi nó trở nên nghiêm trọng.
 
9. Vấn đề bài tiết:
Nếu bạn nhận thấy cún của bạn không đi tiểu trong một khoảng thời gian khá dài thì phải đi gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Trong khi trường hợp này thường gặp ở mèo hơn cún, và sự tắc nghẽn đường tiểu sẽ đe dọa tính mạng của cún. Nếu bạn để ý thấy cún khó đi tiểu hoặc có máu trong nước tiểu thì đi gặp bác sĩ thú y của bạn ngay bởi vì có thể bị nhiễm trùng đường tiểu hay sỏi tiết niệu, cần phải điều trị ngay trước khi bệnh quá nặng!
 
10. Trường hợp sinh đẻ khẩn cấp:
Nếu cún của bạn lên cơn đau đẻ và hơn 4 tiếng đồng hồ trôi qua mà bạn thấy không cún con nào ra đời, cún đã gắng sức hơn 30 phút mà không có kết quả hay hơn 2 giờ sinh giữa các cún con thì cún của bạn có nguy cơ sinh khó. Hãy gọi bác sĩ thú y ngay tức khắc để được tư vấn.
 Kết quả hình ảnh
Danh sách này không bao gồm tất cả các trường hợp khẩn cấp nhất định, nhưng là một tài liệu của các trường hợp khẩn cấp y tế về sức khỏe cún phổ biến. Nếu có chuyện gì xảy ra với cún của bạn và bạn không chắc đó có phải là một trường hợp khẩn cấp hay không, hãy nhận ra rằng sự giúp đỡ chỉ nằm trong một cuộc điện thoại. Hãy ulôn có thông tin liên lạc với một vài bác sĩ thú y, người kiểm soát chất độc ASPCA và số điện thoại khẩn cấp của phòng khám địa phương. Là một người chủ bạn luôn biết điều gì là tốt nhất cho cún - nếu bạn nghi ngờ có gì đó không ổn, đừng ngần ngại gọi một cuộc điện thoại. Hành động này có thể xem là sự quyết định sống còn. Đừng bao giờ cảm thấy xấu hổ về việc gọi điện thoại hoặc cho mình là một kẻ lo lắng thái quá vì sự an toàn là trên hết.
 
Tags:
Tin cùng danh mục

Hỗ trợ trực tuyến