So sánh sản phẩm

Hotline:0913367270 Email:bvhanvet@gmail.com

Fanpage
Liên hệ

Cách để Vệ sinh vết thương cho chó

Ngày đăng : 19:01:51 19-07-2017
Lượt xem : 669
 
  1. 1
    Dỗ chó yên. Khi thấy chó bị thương, bạn nên kiểm soát và dỗ chó yên nếu chó tỏ ra quá kích động. Dỗ chó bằng cách vuốt ve dịu dàng và thủ thỉ với chó. Bản thân bạn cũng phải thật bình tĩnh mặc dù lo lắng nhiều cho chó. Chó có thể đọc ngôn ngữ và nắm bắt giọng điệu của bạn rất tốt. Do đó, chó có thể phản ứng với hành vi của bạn và nghe theo lời bạn.
     
  2. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 2
    2
    Rọ mõm chó nếu cần. Bạn cần tự bảo vệ bản thân khi xử lý vết thương cho chó. Ngày thường chó có thể yêu thương và thân thiện với bạn, nhưng khi bị đau, chó có thể dữ hơn để bảo vệ bản thân khỏi tổn thương thêm. Nếu chó bắt đầu gầm gừ, táp bạn hoặc có tiền sử cắn người do bị kích động trước đó, bạn nên rọ mõm chó để bảo vệ bản thân.
    • Nếu không có rõ mõm, bạn nên quấn dây xích hoặc dây thừng quanh mõm chó. [1]
    • Nếu chó quá kích động và trở nên dữ dằn hơn, bạn nên dừng lại và đưa chó đến phòng khám thú y ngay.
    • Tự bảo vệ bản thân bằng cách bọc chó trong chăn hoặc khăn khi đưa chó đến phòng khám thú y.
     
  3. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 3
    3
    Cầm máu. Trước khi vệ sinh vết thương, bạn nên làm một việc quan trọng hơn là cầm máu cho chó càng sớm càng tốt. Nếu máu chảy ồ ạt từ vết thương, chó có khả nặng gặp nguy hiểm do chấn thương động mạch. Vì vậy, chó cần được cầm máu một cách cẩn thận.
    • Nhấn trực tiếp lên vết thương bằng những vật liệu sạch và có khả năng thấm hút như khăn, giẻ, áo sơ mi, gạc, thậm chí là băng vệ sinh phụ nữ.
    • Nhấn vết thương trong 3-5 phút rồi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Ngưng tạo áp lực lên vết thương có thể làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình đông máu đang hình thành.
     
  4. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 4
    4
    Buộc garô cho vết thương chỉ khi thật cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ. Buộc garô nên là lựa chọn cầm máu cuối cùng. Buộc garo không đúng cách có thể dẫn đến biến chứng chết mô. Chó có thể cần phải phẫu thuật nếu tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. Nếu không biết cách buộc garô cho chó, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y để được hướng dẫn cụ thể.
    • Quấn khăn sạch hoặc gạc quanh chân chó (không nên quấn quanh cổ, ngực hoặc bụng).
    • Dùng thắt lưng hoặc dây buộc để cố định gạc. Nên buộc dây bên trên vết thương và gần phía cơ thể chó.
    • Cố định không quá 5-10 phút rồi tháo garô ra để tránh gây tổn thương vĩnh viễn cho chân.
    • Tạo áp lực vừa phải để làm chậm lại hoặc ngăn máu chảy mà không ảnh hưởng đến các cơ và mô mềm.
    • Tránh gây đau đớn cho chó trong quá trình buộc garô.
     
 

 

Phần2
Vệ sinh vết thương
  1. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 5
    1
    Cạo lông vùng da bị thương bằng máy cắt điện. Nếu máu chảy ra từ vết thương không thể kiểm soát được, bạn nên bắt đầu quá trình vệ sinh vết thương ngay. Nếu lông chó quá dài, bạn cần cạo lông đi để có thể vệ sinh một cách an toàn. Nếu không có máy cắt, bạn có thể dùng kéo để cắt lông chó. Tuy nhiên, tránh cắt quá sâu để không gây tổn thương thêm cho vết thương. Cạo lông xung quanh vết thương giúp bạn nhìn vết thương rõ hơn cũng như ngăn không cho bụi bẩn tích tụ và kích thích da khi lông đâm vào vết thương.
     
  2. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 6
    2
    Rửa vết thương bằng nước muối ấm. Hòa tan 2 thìa cà phê muối biển trong 1 cốc nước ấm. Cho nước muối vào ống hút hoặc ống tiêm (không có kim tiêm), sau đó xịt nhẹ nhàng lên vết thương để rửa sạch vết thương. Rửa vết thương cho đến khi mô da sạch sẽ.[2][3][4]
    • Nếu không có ống hút hoặc ống tiêm, bạn có thể đổ nước muối trực tiếp lên vết thương.
    • Nếu chó bị thương ở chân, bạn có thể ngâm chân chó trong một cái bát, đĩa hoặc xô nhỏ đựng nước muối từ 3-5 phút. Dùng khăn sạch để lau khô chân.
     
  3. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 7
    3
    Khử trùng vết thương.[5] Pha loãng Betadine (Povidine Iodine) hoặc Nolvasan (Chlorhexidine) trong nước ấm. Dùng dung dịch này để rửa hoặc ngâm lại vết thương. Có thể dùng dung dịch này để rửa vết thương ngay từ đầu thay cho nước muối.
     
  4. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 8
    4
    Lau khô vết thương. Dùng gạc vô trùng hoặc vật liệu sạch và có khả năng thấm hút để lau khô vết thương. Không nên chà xát lên vết thương. Thay vào đó, nên thấm nhẹ nhàng để tránh làm chó đau hay tổn thương.
     
  5. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 9
    5
    Thoa kem kháng sinh hoặc xịt thuốc kháng sinh an toàn đối với người. Xịt thuốc có thể làm chó sợ, thậm chí làm chó rát. Không nên dùng kem hoặc thuốc mỡ để tránh tích tụ bụi bẩn nơi vết thương và ngăn chó liếm hết thuốc. Chỉ nên sử dụng những sản phẩm này trong trường hợp có thể ngăn chó liếm vào vết thương được thoa thuốc. Bạn có thể đắp gạc lên vết thương để bảo vệ hoặc sử dụng vòng cổ Elizabeth chuyên dụng cho chó.
    • Tránh xịt thuốc vào mắt chó.
    • Không nên dùng thuốc mỡ Steroid như Hydrocortisone hoặc Betamethasone để tránh làm gián đoạn quá trình phục hồi vết thương. Chỉ nên dùng thuốc mỡ kháng sinh.
    • Không sử dụng kem kháng nấm (Ketoconazol, Clotrimazole) khi chưa được bác sĩ thú y hướng dẫn.
    • Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên gọi cho bác sĩ thú y trước khi thoa thuốc kháng sinh lên vết thương cho chó.
     
  6. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 10
    6
    Kiểm tra vết thương hàng ngày. Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay. Dấu hiệu nhiễm trùng mà bạn nên chú ý là vết thương bốc mùi hôi kèm theo mủ màu vàng, xanh hoặc xám.
     
 

 

Phần3
Đưa chó đi khám bác sĩ thú y
  1. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 11
    1
    Đưa đi khám thú y ngay nếu chó bị thương ở mắt. Bất kỳ vết đứt hay thương tổn ở mắt nào cũng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của chó. Để tăng khả năng phục hồi, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay để xử lý và điều trị.
     
  2. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 12
    2
    Đưa chó đi khâu vết thương nếu vết thương quá sâu. Nếu vết thương có vẻ nghiêm trọng và không thể tự lành, bạn cần đưa chó đi khám thú y ngay. Những vết thương đâm sâu qua da và ảnh hưởng đến cơ, gân và lớp mỡ bên trong cần được xử lý chuyên nghiệp. Sau khi đánh giá, bác sĩ thú y có thể khâu vết thương cho chó để giúp vết thương mau lành.
     
  3. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 13
    3
    Đưa đi khám thú y nếu chó bị cắn. Các vết cắn có thể gây tổn thương cho mô và rất khó hồi phục, do đó miệng vết thương cần được bác sĩ thú rửa và nặn dịch lỏng bên trong sau khi gây mê cho chó. Miệng của động vật là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nên chó có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng ngay cả khi vết cắn không có vẻ gì là nghiêm trọng.[6]
     
  4. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 14
    4
    Nhờ bác sĩ thú y nặn dịch lỏng hoặc mở ổ vết thương nếu cần thiết. Nếu vết thương chứa đầy dịch lỏng và không chịu lành lại, bạn nên yêu cầu bác sĩ thú y nặn hết dịch lỏng ra. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y cũng sẽ tiến hành phẫu thuật mở ổ để loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc nhiễm trùng ra khỏi khu vực bị thương. Bác sĩ thú y cần gây mê cho chó khi tiến hành cả 2 thủ thuật trên.
     
  5. Tiêu đề ảnh Clean a Dog's Wound Step 15
    5
    Hỏi bác sĩ thú y về thuốc kháng sinh. Thuốc này có thể điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng – nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Bác sĩ thú y có thể đánh giá vết thương, xác định các dấu hiệu nhiễm trùng và trao đổi về việc cho chó dùng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
Tags:
Tin cùng danh mục

Hỗ trợ trực tuyến